Phê phán chính trị Thuyết_tương_đối_văn_hóa

Một mặt, nhiều nhà nhân chủng học đã bắt đầu chỉ trích chủ nghĩa tương đối về đạo đức, trong vỏ bọc của thuyết tương đối văn hóa, được sử dụng để che giấu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Vì vậy, Stanley Diamond cho rằng khi thuật ngữ "chủ nghĩa tương đối văn hóa" đi vào văn hóa phổ thông, văn hóa phổ thông kìm hãm nhân chủng học bằng cách phủ nhận tất cả các nguyên tắc của bất kì chức năng đánh giá nào:

Tương đối chính là đức tin xấu của người chinh phục, người đã trở nên đủ an toàn để trở thành một du khách.Thuyết tương đối văn hoá là một thái độ hoàn toàn hữu trí tuệ; nó không ức chế các nhà nhân chủng học từ tham gia như là một chuyên môn trong môi trường riêng của mình; trái lại, nó hợp lý hóa môi trường đó. Tương đối chính là tự phê bình chỉ trong trừu tượng. Nó cũng không dẫn tới sự tham gia. Nó chỉ biến những nhà nhân chủng học thành một cái bóng, cả tin và nông cạn về tình trạng mông lung của loài người. Hậu quả của nó là làm rối loạn chuyên môn, vì thế những nhà nhân chủng học đương đại yêu cầu sự chú ý tới lượng khán giả "đại chúng" ngày càng tăng lên của việc tìm kiếm sự mới lạ. Nhưng việc tìm kiếm sự tự hiểu biết, mà Montaigne là người đầu tiên liên kết đến sự triệt tiêu định kiến, nghĩa là giảm những trường hợp sốc văn hóa, một cụm từ được sử dụng bởi cả nhà nhân chủng học và Bộ Ngoại giao để giải thích cho sự mất phương hướng mà thường là sau khi gặp phải những phương thức sống kì lạ. Nhưng sốc văn hóa lại là điều kiện để con người hồi phục; nó không được coi là một sự tái định nghĩa nhân cách nhưng là một phép thử về sự khoan dung… Các xu hướng của chủ nghĩa tương đối, mà dường như chưa bao giờ đạt được thành quả, là để tách các nhà nhân chủng học ra khỏi tất cả các nền văn hóa cụ thể. Nó cũng không cung cấp cho họ một cốt lõi đạo đức mà chỉ là một công việc.[22]

George Stocking tóm tắt quan điểm này với quan sát rằng "thuyết tương đối văn hóa, trong đó đã củng cố thêm các cuộc tấn công chống lại chủng tộc chủ nghĩa, [có thể] được coi là một loại tân chủng tộc chủ nghĩa biện minh cho tình trạng kinh tế kỹ thuật lạc hậu của các dân tộc thuộc địa".[23]